Chuyển tới nội dung

Hệ thống ĐBCL bên trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

30.06.2021

I. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

1. Chỉ đạo tổ chức, triển khai các hoạt động ĐBCLGD trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng Trường về công tác ĐBCLGD.

2. Chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản về ĐBCLGD; các kế hoạch trung hạn, hàng năm về hoạt động ĐBCLGD của Nhà trường.

3. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động ĐBCLGD của các đơn vị và cá nhân trong Nhà trường.

II. Trách nhiệm của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục:

1. Hội đồng ĐBCLGD có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác ĐBCLGD, nhằm duy trì, cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Nhà trường.

2. Các nhóm chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng triển khai các hoạt động ĐBCLGD thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.

3. Các thành viên mạng lưới ĐBCLGD có nhiệm vụ thực hiện các công tác ĐBCLGD của Nhà trường theo sự chỉ đạo của Hội đồng, cụ thể:

a) Nghiên cứu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD và CTĐT; rà soát, xác minh thông tin minh chứng cần thiết gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên.

b) Thu thập, lưu trữ, lập hồ sơ minh chứng của đơn vị làm cơ sở cho hoạt động tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá CSGD và CTĐT.

c) Thu thập, tổng hợp và xây dựng dữ liệu thống kê về hoạt động chuyên môn của đơn vị.

d) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác ĐBCLGD tại đơn vị, tổ chức triển khai văn hóa chất lượng tại đơn vị.

III. Trách nhiệm của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục:

1. Triển khai các chủ trương, chính sách về ĐBCLGD trong Nhà trường; đề xuất, dự thảo các văn bản, quy định về hoạt động ĐBCLGD trong phạm vi Nhà trường.

2. Xây dựng và trình ban hành kế hoạch trung hạn, hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch chiến lược về ĐBCLGD trong Nhà trường.

3. Tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học về hoạt động ĐBCLGD trong Nhà trường;

4. Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Trường triển khai các hoạt động ĐBCLGD.

5. Đầu mối triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục CSGD và CTĐT các trình độ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

6. Chủ trì, xây dựng kế hoạch, báo cáo công tác cải tiến chất lượng của Nhà trường sau đánh giá ngoài; tư vấn, hỗ trợ các khoa, bộ môn thực hiện xây dựng kế hoạch, báo cáo cải tiến chất lượng CTĐT sau đánh giá ngoài.

7. Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Trường về hoạt động thu thập, lưu trữ, lập hồ sơ minh chứng và định kỳ cập nhật hệ thống minh chứng phục vụ kiểm định chất lượng giáo dục.

8. Thực hiện việc lưu trữ minh chứng.

9.  Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện hoạt động ĐBCLGD trong toàn trường.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

IV.Trách nhiệm chung của các đơn vị trực thuộc Trường:

1. Xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm của đơn vị, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển Trường.

2. Triển khai các nhiệm vụ ĐBCLGD của đơn vị theo quy định.

3. Phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD triển khai các hoạt động ĐBCLGD theo kế hoạch.

4. Thực hiện lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan (nếu có).

5. Lưu trữ hồ sơ minh chứng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm định chất lượng Trường và các CTĐT.

6. Cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin minh chứng phục vụ kiểm định chất lượng Trường và CTĐT.

7. Định kỳ báo cáo (hàng năm) kết quả thực hiện nhiệm vụ ĐBCLGD của đơn vị.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

V. Trách nhiệm của các phòng chức năng và Trung tâm Thư viện và Công nghệ thông tin:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD và đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành.

2. Phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động KĐCLGD Trường.

3. Cử cán bộ, chuyên viên tham gia vào quá trình triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài khi có yêu cầu.

4. Chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể:

a) Phòng KT&ĐBCLGD: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan; so chuẩn, đối sánh CSGD; thực hiện công khai theo quy định...

b) Phòng Tổ chức - Hành chính: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến công tác lãnh đạo, quản lý; hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong Nhà trường...

c) Phòng Đào tạo: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến lĩnh vực đào tạo như: các chính sách về đào tạo trong Nhà trường; hoạt động tuyển sinh, nhập học; hoạt động thiết kế, rà soát chương trình dạy học; hoạt động dạy và học trong Nhà trường; hoạt động đánh giá người học; quản lý kết quả đào tạo; hoạt động so chuẩn, đối sánh CTĐT...

d) Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế như: các chính sách về nghiên cứu khoa học trong Nhà trường; các mạng lưới và quan hệ đối ngoại; quản lý nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ trong Nhà trường; phát triển hợp tác và đối tác trong nghiên cứu khoa học...

đ) Phòng Công tác sinh viên: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến phục vụ, hỗ trợ người học; phục vụ cộng đồng.

e) Phòng Kế hoạch - Tài chính: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến kế hoạch và tài chính.

g) Phòng Quản trị thiết bị: chủ trì triển khai các hoạt động ĐBCLGD liên quan đến lĩnh vực cơ sở vật chất, trang thiết bị.

h) Phòng Thanh tra Giáo dục và Pháp chế: chủ trì triển khai các hoạt động

ĐBCLGD liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giám sát như: xây dựng quy trình và có các biện pháp giám sát hoạt động tuyển sinh, nhập học của Nhà trường...

i) Trung tâm Thư viện và Công nghệ thông tin: chủ trì triển khai quản lý các nguồn học liệu, hệ thống công nghệ thông tin.

VI. Trách nhiệm của các khoa/bộ môn (viết tắt là khoa) quản lý CTĐT:

1. Xây dựng sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển khoa căn cứ trên sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển của Nhà trường.

2. Chủ động thu thập các thông tin minh chứng, chuẩn bị cho việc viết báo cáo tự đánh giá các CTĐT của khoa.

3. Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT sau đánh giá ngoài.

VII. Trách nhiệm của Trung tâm Giáo dục thường xuyên:

1. Chủ trì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị; đội ngũ nhân viên hỗ trợ (của Trung tâm) đáp ứng yêu cầu quản lý và triển khai các CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa của Nhà trường.

2. Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức triển khai các CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa: hoạt động tuyển sinh, nhập học; hoạt động thiết kế, rà soát chương trình dạy học; hoạt động dạy và học các CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa; hoạt động đánh giá người học; quản lý kết quả đào tạo; hoạt động so chuẩn, đối sánh các CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa...

3. Phối hợp với Phòng Đào tạo và các Khoa/Bộ môn có CTĐT theo hình thức đào tạo từ triển khai xây dựng CTĐT; thu thập các thông tin minh chứng, chuẩn bị cho việc viết báo cáo tự đánh giá các CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa; phối hợp xây dựng kế hoạch, thực hiện cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài CTĐT theo hình thức đào tạo từ xa...

4. Phối hợp với Trung tâm Thư viện và Công nghệ thông tin xây dựng hệ thống học liệu điện tử phục vụ đào tạo từ xa.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đào tạo từ xa theo phân công của Hiệu trưởng.

VIII. Trách nhiệm của Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa (viết tắt là Phân hiệu):

Phân hiệu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động ĐBCLGD tại Phân hiệu nhằm triển khai hoạt động ĐBCLGD phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Phân hiệu.